Một số ứng dụng gợi ý thay thế Messenger “chính chủ” từ Facebook.
Là mạng xã hội lớn nhất thế giới, và chắc hẳn tài khoản Facebook của bạn sẽ có rất nhiều bạn bè và bạn cũng thường xuyên trò chuyện với họ phải không? Và để làm được việc đó, Facebook Messenger sẽ là ứng dụng để bạn “giao lưu” trực tiếp cùng bạn bè mình, từ web cũng như trên di động với ứng dụng Messenger được cung cấp bởi Facebook.
Nếu bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu qua tất cả các tính năng mà người dùng có thể khai thác của Facebook Messenger thì vẫn có số điều mà bạn không thể thực hiện được. Và một trong số đó là khả năng Online cùng lúc nhiều tài khoản Facebook trên Messenger. Nhưng điều này có thể được khắc phục một cách dễ dàng nhờ vào các ứng dụng và tiện ích của bên thứ 3, nếu bạn quan tâm, sau đây sẽ là những gợi ý dành cho bạn.
Shortcut từ Google Chrome
Như chúng ta đều biết thì cách dễ dàng nhất để truy cập vào Facebook Messenger trên máy tính để bàn và laptop là sử dụng ứng dụng nền web chính thức của nó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ sử dụng một trình duyệt web, lợi dụng tính năng thông báo của trình duyệt để tự tạo một ứng dụng Facebook Messenger độc lập cho riêng mình, miễn phí và có thể áp dụng cho các hệ điều hành máy tính khác như Mac và Linux.
Cách làm khá đơn giản, bạn hãy mở trình duyệt Google Chrome lên và truy cập vào websitemessenger.com. Sau đó nhấn vào biểu tượng Cài đặt của Chrome và chọn More tools > Add to desktop…
Cửa sổ thiết lập tên cho shortcut xuất hiện, bạn cứ giữ nguyên và nhấn Add để khởi tạo.
Sau khi tạo xong, biểu tượng của Messenger sẽ xuất hiện ở màn hình desktop. Khi nào cần dùng bạn chỉ việc nhấn đôi vào nó là xong.
Bạn cũng có thể pin nó vào taskbar để tiện sử dụng khi cần.
Ứng dụng Messenger for Desktop được tạo bởi lập trình viên Alexandru Rosianu. Về cơ bản nó rất giống với shortcut từ Chrome nhưng chuyên nghiệp hơn, hỗ trợ một số các tùy chọn cá nhân hóa và hỗ trợ nền tảng OS X, Windows và Linux.
Sau khi tải về, bạn cần phải cài đặt phần mềm này vào máy tính. Quá trình cài đặt diễn ra khá nhanh và phần mềm này cũng không cung cấp bất kỳ tùy chọn cấu hình cài đặt nào cả.
Và khi đã hoàn thành cài đặt, biểu tượng của Messenger for Desktop sẽ xuất hiện ở desktop, chạy nền ở khay hệ thống và giao diện đăng nhập cũng xuất hiện.
Nhìn chung giao diện cửa sổ trò chuyện không khác gì mấy so với Messenger nền web.
Nhưng điểm mới của Messenger for Desktop là khả năng tùy chỉnh lại giao diện với 3 tùy chọn nền mặc định, cùng với một số các lựa chọn thiết lập khác mà bạn có thể khám phá sau.
Franz, tiện ích miễn phí giúp bạn Online, quản lí và chat cùng lúc trên 14 dịch vụ mạng xã hội, tiêu biểu như Facebook Messenger, WhatsApp, Hangouts, Skype, Slack, Steam Chat,…
Nhìn chung các tính năng của Facebook Messenger trong Franz rất đầy đủ và không khác gì khi bạn đang sử dụng Messenger nền web tại Messenger.com cả. Điều thú vị là Franz hỗ trợ mỗi tab là một tài khoản riêng lẻ, do đó bạn có thể tận dụng nó để đăng nhập cùng lúc nhiều tài khoản của 1 dịch vụ nào đó, như Facebook Messenger chẳn hạn.
Có thể xem Franz là một ứng dụng dạng bắt cầu giữa máy tính và các ứng dụng chat nền web. Giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc quản lí tất cả các dịch vụ mà mình đã đăng nhập bằng một cửa sổ duy nhất.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết chi tiết về Franz trên Genk tại đây.
Là tiện ích mở rộng dành cho Firefox. Nếu bạn thường xuyên làm việc không rời khỏi trình duyệt Firefox thì tiện ích này sẽ giúp bạn lúc nào cũng có thể trò chuyện cùng bạn bè của mình trên Facebook từ thanh Sidebar của trình duyệt.
Sau khi cài đặt, bạn chỉ việc nhấn vào biểu tượng Facebook. Sau đó đăng nhập và giờ bạn đã Online mọi lúc miễn là bạn có mở trình duyệt Firefox. Khá tuyệt phải không?
Tiện ích này chỉ hỗ trợ nền tảng iOS, và ngoài chức năng Facebook và Messenger thì nó còn cung cấp thêm tùy chọn đăng nhập và online cùng lúc nhiều tài khoản Facebook để bạn lúc nào cũng trong trạng thái “sẳn sàng trò chuyện” bất cứ lúc nào. Ngoài ra, ứng dụng này còn hỗ trợ dịch vụ mạng xã hội khác như instagram.
Được cung cấp miễn phí cho nền tảng Android, Lite Messenger yêu cầu rất nhiều các quyền trên điện thoại Android của bạn để ứng dụng có thể triển khai tốt các tính năng mà nó mang lại. Mặc dù nếu xét về giao diện thì nó thua xa so với ứng dụng chính chủ từ Facebook.
Mặc dù vậy, phần đông người dùng nhận xét Lite Messenger hoạt động khá tốt và sử dụng rất “tiết kiệm” lưu lượng kết nối nên đây có lẻ là giải pháp khá tốt nếu bạn thường xuyên sử dụng kết nối 3G hay 4G để Online.
Trên đây chỉ là một số gợi ý về các ứng dụng Facebook Messenger trên máy tính và di động. Nếu bạn có lựa chọn nào hay hơn, hãy giới thiệu để mọi người cùng tham khảo nhé.
Genk
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét