Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Southampton đã phát triển thành công đĩa thủy tinh nhỏ mã hóa dữ liệu bằng laser, có dung lượng lên đến 360TB và tuổi thọ đạt 13,8 tỷ năm. Họ đặt tên cho công nghệ đĩa này là 5D, bởi ngoài dữ liệu thì kích thước và sự định hướng cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên sản phẩm.
Những chiếc đĩa này ngoài việc có thể chứa dữ liệu lên đến 360TB thì nó còn có khả năng chịu được nhiệt độ lên 1000 độ C, đồng thời không hề hư hại trong suốt 13,8 tỷ năm với nhiệt độ trung bình xuyên suốt là 190 độ C. Những nhà phát triển tin rằng công nghệ đĩa 5D sẽ mở ra kỷ nguyên lưu trữ dữ liệu vĩnh cửu; thư viện, bảo tàng, viện lưu trữ quốc gia sẽ được hưởng lợi từ công nghệ lần này. Trong tương lai gần sản phẩm sẽ được thương mại hóa dẫu vậy vẫn chưa rõ thời điểm cụ thể.
Mời các bạn xem qua video ngắn quay lại quy trình tạo nên đĩa 5D
Những chiếc đĩa này ngoài việc có thể chứa dữ liệu lên đến 360TB thì nó còn có khả năng chịu được nhiệt độ lên 1000 độ C, đồng thời không hề hư hại trong suốt 13,8 tỷ năm với nhiệt độ trung bình xuyên suốt là 190 độ C. Những nhà phát triển tin rằng công nghệ đĩa 5D sẽ mở ra kỷ nguyên lưu trữ dữ liệu vĩnh cửu; thư viện, bảo tàng, viện lưu trữ quốc gia sẽ được hưởng lợi từ công nghệ lần này. Trong tương lai gần sản phẩm sẽ được thương mại hóa dẫu vậy vẫn chưa rõ thời điểm cụ thể.
Mời các bạn xem qua video ngắn quay lại quy trình tạo nên đĩa 5D
Tham khảo: petapixel
* Nói đây là đĩa vĩnh cửu cũng không sai, vì Trái Đất mới được hình thành khoảng 4,6 tỷ năm. Suy ra cái đĩa này có "tuổi đời" gấp 3 lần Trái Đất, đồng thời bằng "tuổi đời" vũ trụ (với sai số 0,1 tỷ năm).
** Tương lai dữ liệu toàn bộ cuộc đời chúng ta từ lúc sinh ra cho đến xuống lỗ sẽ được lưu trữ trong những chiếc đĩa nhỏ nhưng có võ này, để đảm bảo những đời sau sẽ biết rõ về nguồn gốc của chúng.
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét