Hiện tại, Lumia 950, 950 XL và một số thiết bị khác đến từ các nhà sản xuất bên thứ ba có trụ sở tại Nhật Bản đã được cài đặt sẵn Windows 10 Mobile ngay khi được bán ra. Gã phần mềm khổng lồ Mỹ mong muốn các bản update tung ra cho các thiết bị của hãng sẽ nhận được cùng một lúc trên toàn thế giới, bất kể là bạn đang sinh sống ở quốc gia, khu vực nào đó.
Trên Windows 10 Mobile, Microsoft cũng liên tục tung ra các bản update sửa lỗi hoặc cập nhật nhỏ nhưng dường như người dùng không thật sự đánh giá cao thay đổi này. Thay vào đó, khách hàng muốn một nền tảng được phát triển dựa trên cấu trúc vững chắc và các bản cập nhật phải mang đến nhiều thay đổi và những tính năng mới.
Ngoài các tiện ích do Microsoft phát triển cũng như hệ thống ứng dụng universal thì Windows 10 Mobile vẫn còn khá nhiều hạn chế vốn đã tồn tại trên nền tảng trước.
1. Cải thiện Skype và ứng dụng Messaging (Tin Nhắn)
Thử tưởng tượng, Apple công bố ứng dụng iMessage cho nền tảng iOS, sau đó tung ra một phiên bản tương tự cho các thiết bị Android và liên tục cải thiện nhằm mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. 10 tháng sau, Apple tung ra một chiếc iPhone mới được cài đặt sẵn iMessage, một ứng dụng đã hoàn thiện và khách hàng đơn giản là chỉ cần tiếp tục sử dụng chúng.
Trên Windows 10 Mobile, Microsoft đang thực hiện một kế hoạch tương tự với ứng dụng nhắn tin Skype. Công ty đã liên tục thử nghiệm và đưa ra các cải tiến để hoàn thiện ứng dụng của mình. Tuy nhiên, hai chiếc flagship Lumia 950 và 950 XL đang được bán ra trên thị trường mà không hề được cài đặt sẵn Skype.
Ứng dụng nhắn tin SMS và MMS mặc định trên Windows 10 Mobile thậm chí còn không có khả năng hoạt động với Skype, trong khi công ty lại tung ra một ứng dụng tương tự và được tích hợp với Skype, khá khó hiểu. Nhiều khả năng, Microsoft vẫn đang giai đoạn hoàn thiện trước khi gộp cả hai ứng dụng này vào trong một app duy nhất.
2. Cải thiện UX (User Experience)
Đã có khá nhiều phản hồi xung quanh Windows 10 Mobile. Tuy nhiên, điểm nhận được nhiều phàn nàn nhất trên nền tảng mới của thiết bị di động chính là trải nghiệm người dùng, nhất là khi so sánh một thiết bị chạy Windows Phone 8.1 với Windows 10 Mobile hay thậm chí là với iOS 9 và Android 6.0 Marshmallow.
Mặc dù đây chỉ là một vài hạn chế nhỏ nhưng khách hàng sẽ gặp không ít khó khăn và đôi lúc khó chịu trong quá trình sử dụng như các không gian hiển thị không bao phủ hết toàn bộ màn hình, hệ thống ảnh động, tương tác,...
3. Windows Store
Bên cạnh UX, cửa hàng Windows Store cũng là một điểm yếu mà Microsoft cần nhanh chóng khắc phục trên Windows 10 Mobile. Trên bản cập nhật mới nhất, vì một lí do nào đó mà người dùng giờ đây không thể nhìn thấy toàn bộ danh sách ứng dụng có trên thiết bị của họ, trong khi chế độ tải nền đôi lúc hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, màn hình đôi lúc hoạt động không thật sự trơn tru còn tốc độ phản hồi khi sử dụng Cortana vẫn còn chưa mượt mà.
Microsoft cần phải giải quyết dứt điểm những nhược điểm còn tồn tại trên nền tảng của họ, thay vì cứ trông đợi những phản hồi từ phía người dùng rồi mới bắt đầu đưa ra những bản cập nhật sửa lỗi nhỏ. Thứ mà khách hàng cần là một hệ điều hành hoạt động ổn định, thay vì cứ phải liên tục update như vậy.
Gã phần mềm khổng lồ Mỹ đã dời ngày phát hành phiên bản chính thức của Windows 10 Mobile sang năm sau. Hi vọng là trong phiên bản chính thức, công ty có trụ sở tại Redmond sẽ khắc phục được phần nào các điểm yếu còn tồn tại trên nền tảng của họ, nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Tham khảo: WMPowerUser.com
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét