Một công nghệ mới mang tên Li-Fi có thể sẽ giúp chúng ta truy cập internet với tốc độ nhanh hơn chuẩn Wi-Fi gấp 100 lần. Ở những bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học ghi nhận được tốc độ truyền tải thông tin lên đến 224 GB/giây. Để dễ hình dung, bạn sẽ tải xong 18 bộ phim chất lượng cao chỉ trong chớp mắt với kết nối này. Hiện Li-Fi (light fidelity) đang trong quá trình đưa vào thử nghiệm thực tế tại Tallin (Estonia), với tốc độ 1 GB mỗi giây.
Những hạn chế của Wi-Fi
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Wi-Fi là một phương tiện truyền tải dữ liệu không dây hữu hiệu nhất, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Theo giáo sư Harold Haas đến từ Đại học Edinburgh, ham muốn tăng tốc độ gửi/nhận thông tin của con người đang ngày càng đẩy Wi-Fi đến điểm tới hạn của nó. Như đã biết, Wi-Fi truyền dữ liệu thông qua sóng vô tuyến, nhưng chỉ có thể chuyển rất nhiều tại cùng một thời điểm. Người ta ước tính rằng trước năm 2019, thế giới sẽ trao đổi khoảng 35 tỷ tỷ byte thông tin mỗi tháng.
Những hạn chế của Wi-Fi
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Wi-Fi là một phương tiện truyền tải dữ liệu không dây hữu hiệu nhất, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Theo giáo sư Harold Haas đến từ Đại học Edinburgh, ham muốn tăng tốc độ gửi/nhận thông tin của con người đang ngày càng đẩy Wi-Fi đến điểm tới hạn của nó. Như đã biết, Wi-Fi truyền dữ liệu thông qua sóng vô tuyến, nhưng chỉ có thể chuyển rất nhiều tại cùng một thời điểm. Người ta ước tính rằng trước năm 2019, thế giới sẽ trao đổi khoảng 35 tỷ tỷ byte thông tin mỗi tháng.
Bởi vì tần số vô tuyến đã được sử dụng và bị kiểm soát, dữ liệu sẽ phải ‘đấu tranh’ để tìm một chỗ trong đường truyền. Chưa dừng lại ở đó, công suất chỉ mới là một phần của vấn đề. Wi-Fi không thật sự là một giải pháp hiệu quả. Các trạm cơ sở chịu trách nhiệm phát sóng vô tuyến chỉ có thể vận hành với hiệu suất khoảng 5%, trong khi hầu hết năng lượng được sử dụng để làm mát. Đối với những dữ liệu nhạy cảm, bảo mật cũng là một vấn đề cần phải nhắc đến.
Di chuyển về phía ánh sáng
Giống như sóng radio, ánh sáng nhìn thấy ( ánh sáng khả kiến) là một phần của quang phổ điện từ. Sự khác biệt ở đây là ánh sáng khả kiến có quang phổ lớn hơn 10.000 lần so với sóng vô tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc Li-Fi có tiềm năng cho công suất rất lớn. Thay vì truyền tải thông tin qua một dòng dữ liệu, ánh sáng nhìn thấy được có thể giúp truyền tải cùng 1 thông tin bằng cách sử dụng hàng ngàn luồng dữ liệu cùng một lúc.
Về nguyên lý, Li-Fi hoạt động bằng cách nhấp nháy đèn LED ở tốc độ cực kỳ nhanh, sau đó gửi dữ liệu đến một máy thu dưới dạng mã nhị phân. Nói nôm na thì cách thức này cũng giống như lúc đèn pin bật/tắt liên tục để tạo mã morse, nhưng ở tốc độ cực cao. Quá trình nhấp nháy này diễn ra nhanh đến mức chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường. Như Haas giải thích: "Tất cả những gì chúng ta cần làm là phù hợp với một vi mạch nhỏ cho mọi thiết bị chiếu sáng và tiềm năng này sau đó sẽ kết hợp hai chức năng cơ bản: ánh sáng và truyền tải dữ liệu không dây". Nói cách khác, cơ sở hạ tầng đã có sẵn. Chúng ta có thể sử dụng bóng đèn LED, chúng ta đã có nó, với một số tinh chỉnh.
Thời tàn của Wi-Fi đã tới?
Ảnh: foxnews.
Li-Fi có thể sẽ không dẫn đến sự kết thúc của Wi-Fi, ít nhất là trong tương lai gần. Mặc dù có tốc độ nhanh hơn, ánh sáng khả kiến không thâm nhập được vào các vật thể rắn như những gì sóng vô tuyến có thể làm. Nếu bạn rời khỏi căn phòng đang sử dụng Li-Fi, bạn sẽ bị ngắt kết nối. Tuy nhiên đối với những người có nhu cầu bảo mật cao, điều này chắc chắn được xem là một lợi thế. Để có thể được chấp nhận sử dụng bởi hầu hết mọi người, có lẽ chúng ta cần có một kết nối dung hòa giữa Li-Fi và Wi-Fi.
Nguồn: Businessinsider
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét