Hướng dẫn un-root điện thoại Android từ cơ bản đến nâng cao


Android là một hệ điều hành mở, nghĩa là bạn có thể tùy biến mọi thứ trên thiết bị của mình, song một số tùy chỉnh sâu vào hệ thống yêu cầu quyền root (xem chi tiết tại đây) và vấn đề là một vài hãng sẽ từ chối bảo hành những thiết bị đã root.

Cũng đừng quá lo lắng vì nếu root được thì dĩ nhiên un-root (xóa bỏ trạng thái root) và ngay trong bài viết này, TECHRUM xin gởi đến các bạn một số phương pháp un-root thiết bị Android vừa an toàn, vừa dễ thực hiện.

Sử dụng SuperSU
SuperSU là phần mềm mà 99% người dùng cài đặt sau khi root máy, thậm chí một số công cụ root còn tích hợp sẵn phần mềm này. Ngoài chức năng quản lý quyền root, SuperSU còn cho phép người dùng un-root thiết bị một cách dễ dàng và sạch sẽ. Các bước tiến hành như sau:
  1. Vào ứng dụng SuperSU, chọn Setting
  2. Chọn Fully unroot sau đó chọn Continue
  3. Phần mềm sẽ tự động un-root và khởi động lại thiết bị để hoàn tất quá trình.
[​IMG]

Sử dụng phần mềm Universal Unroot
Nếu SuperSU không khả thi với thiết bị của bạn thì giải pháp thay thế là Universal Unroot. Đây là một ứng dụng được phát hành trên Google Play Store với giá $0,99 cho phép bạn un-root chỉ với 1-click. Tuy nhiên, Universal Unroot có nhiều hạn chế với một số thiết bị Samsung sử dụng phần mềm bảo mật KNOX, hay một số thiết bị LG có trạng bị công nghệ eFUSE, máy sẽ được un-root nhưng nếu kiểm tra thì vẫn là "rooted". Hướng dẫn sử dụng Universal Unroot: 


Sử dụng phần mềm quản lý tập tin
[​IMG] 
Đây là phương pháp thủ công để un-root thiết bị của bạn bằng cách xóa đi một vài tập tin trong bộ nhớ. Bạn cần một phần mềm quản lý file cho phép truy cập vào hệ thống, trong bài mình sử dụng phần mềm ES File explorer (chú ý: bật quyền root trong mục "Cài đặt" của ứng dụng).
  1. Truy cập bộ nhớ chính của thiết bị, tìm đến thư mục /system
  2. Trong /system, tìm đến thư mục bin và tiến hành xóa 2 tệp tin là “busybox” và “su”
Một vài trường hợp sẽ không tìm được các thư mục như trên, các bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:
  1. Trở lại thư mục /system
  2. Tìm đến thư mục xbin và tiến hành xóa 2 tệp tin “busybox” và “su”
Sau khi xóa thành công các tệp trên, các bạn tiếp tục trở về /system, truy cập vào thư mục app và xóa file superuser.apk, khởi động lại máy nữa là xong!

Un-root bằng cách cập nhật điện thoại

[​IMG] 
Hiện tại, đa số các hãng sẽ tích hợp dòng lệnh xóa đi quyền root khi phát hành các bản cập nhật và bạn có thể lợi dụng việc này để un-root máy Android, bạn có thể vào phần Cài đặt của thiết bị để kiểm tra và tải về các bản cập nhật. Lưu ý, để giúp quá trình diễn ra một cách suôn sẻ, tốt nhất là bạn nên xóa hết những ứng dụng liên quan đến việc root máy như SuperSU chẳng hạn.

Có thể nói đây là một cách un-root khá "sạch sẽ", tuy nhiên lại phụ thuộc vào lịch trình cập nhật của hãng, vì thế nếu thiết bị của bạn đã cũ thì phương pháp này chắc chắn là không khả thi.

Cài đặt lại firmware gốc của máy

[​IMG]
Đây là cách thức hữu hiệu đối với gần như mọi thiết bị, mọi phiên bản Android,... Việc cài đặt lại firmware gốc sẽ đưa máy trở lại trạng thái sạch sẽ nhất, không chỉ giúp bạn un-root thiết bị mà trong vài trường hợp, nó còn giúp bạn sửa một số lỗi phần mềm phát sinh trong quá trình sử dụng. 

Tuy nhiên, cách thức và công cụ tiến hành cài đặt firmware của mỗi hãng lại khác nhau nên chúng ta không có một hướng dẫn cụ thể nào cả. Thông thường, bạn sẽ cần một máy tính có cài phần mềm chuyên dụng kèm theo file firmware gốc, hoặc sử dụng các công cụ phục hồi (recovery) để thực hiện trực tiếp trên điện thoại.

Hãy nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện phương pháp này vì nếu sai, điện thoại của bạn có nguy cơ bị hỏng. Nếu cảm thấy quá phức tạp, bạn nên đến các trung tâm bảo hành để nhờ kỹ thuật viên thực hiện.

Trên đây là một số phương pháp dùng để un-root các thiết bị Android và mình mong là nó sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có cách thức nào khác, hãy chia sẻ cho mọi người các bạn nhé!

    Techrum
    via AndroidAuthority
    Chia sẻ lên Google Plus
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    0 Nhận Xét:

    Đăng nhận xét