Hôm nay Internet vừa có sự thay đổi lớn và sẽ sớm giúp bạn tải trang web nhanh hơn

Vào thứ năm tuần này, CloudFlare sẽ trở thành công ty đầu tiên sử dụng HTTP/ 2 Server Push, một công nghệ cho phép các trang web tải nhanh hơn ít nhất là 15%, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với trước đây.

CloudFlare là một dự án khởi nghiệp bí mật vận hành Internet bằng cách xử lý ít nhất 10% lưu lượng của website, và với sự thay đổi nhỏ, dịch vụ cốt lõi này đang giúp cho truy cập website nhanh hơn.


Với công nghệ này, tốc độ duyệt web và ứng dụng sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn trong cách xây dựng website và ứng dụng nền web.
Đối với những người hiện đang sở hữu đường truyền Internet tốc độ cao, nó sẽ mở ra cánh cửa cho tất cả các loại nội dung tương tác. Còn đối với những nước đang phát triển, chỉ sở hữu đường truyền Internet ở tầm trung hoặc chậm, công nghệ này sẽ giúp sử dụng tối đa đường truyền . Nói chung, dù cách này hay cách khác thì đây sẽ là một sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp Internet hiện nay.
Để rõ ràng hơn, sự tăng tốc độ web khổng lồ này sẽ không xảy ra ngay lập tức – Giám đốc điều hành CloudFlare là Matthew Prince cho biết. Sẽ mất ít nhất một năm để nó đi vào hoạt động ổn định. Nhưng công nghệ HTTP/ 2 Server Push là một bước tiến lớn.
Một chút về lịch sử HTTP :
Khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt của bạn sẽ “nói chuyện” với một máy chủ bằng ngôn ngữ chúng ta gọi là HTTP, hoặc truyền siêu văn bản. Đó là lý do tại sao thường có “http: //” phía trước địa chỉ web mà bạn truy cập – đó là để cho trình duyệt của bạn biết rằng đó là một trang web bạn muốn truy cập chứ không phải một dạng dịch vụ khác.
Thậm chí nếu bạn không sử dụng trình duyệt, một số ứng dụng vẫn sử dụng HTTP để giao tiếp với máy chủ và nhận dữ liệu để hiển thị lên màn hình. Nói cách khác, nếu bạn đang sử dụng Internet, luôn luôn cần đến HTTP.
Năm 1997, HTTP 1.1 ra đời – tiêu chuẩn để hoạt động website – và nó hiện vẫn đang chiếm ưu thế. Nó hoạt động rất tốt cho đến nay ( nếu nó hoạt động không tốt thì bạn không thể đọc được bài viết này trên trình duyệt hoặc ứng dụng bất kỳ ). Nhưng nó hiện đã già cỗi, và đang phải gồng gánh quá nhiều để theo kịp Internet hiện đại, với hình ảnh, video, và các nội dung tương tác khác hình thành một nút thắt cổ chai khi nó tải quá nhiều dữ liệu trên cùng 1 trang web.
Ví dụ điển hình : Google đã xây dựng một phiên bản cao cấp của riêng mình dựa trên HTTP, được gọi là SPDY ( có thể gọi là Speedy), với thủ thuật tải nhiều phần của 1 trang web cùng 1 lúc. Các công ty công nghệ khác bắt đầu để ý đến SPDY, và sửa đổi HTTP để ra mắt chuẩn HTTP 2.0 vào tháng 2 năm ngoái.
SPDY và HTTP 2.0 đã cải tiến nhiều hơn rất nhiều so với HTTP 1.1. Nhưng phần thú vị là HTTP/2 được hỗ trợ 1 tính năng được gọi là Server Push, cho phép một máy chủ “nói chuyện” với trình duyệt và “giải thích” điều tiếp theo cẩn tải. Có nghĩa là chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn, trình duyệt không phải đoán điều quan trọng nhất nó sẽ hiển thị tiếp theo là gì – mà máy chủ sẽ quyết định. Điều đó có nghĩa quá trình tải web sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn và có tổ chức, thu hẹp thời gian chờ đợi.

Google Chrome và Mozilla Firefox đã hỗ trợ đầy đủ Server Push, Safari của Apple cũng đã hỗ trợ bản beta. Còn Microsoft cũng đã hứa hẹn sẽ đưa lên trình duyệt Edge.
CloudFlare đã tạo nên một tác động ảnh hưởng lớn trên mạng Internet bằng một dự án rất mạo hiểm, thậm chí với các nhà đầu tư lớn như Google và Microsoft. Về cơ bản, khi bạn truy cập một trang web sử dụng CloudFlare, nó sẽ định vị nơi bạn đang ở và sẽ định tuyến đến máy chủ gần nhất.
Không không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn, mà nó còn tạo nên sự khác biệt giữa “sự sống” và “cái chết”. Ví dụ bạn tham gia sàn giao dịch chứng khoán, chỉ cần kết nối Internet chậm 1 giây có thể gây ra tổn thất rất lớn, hay thậm chí với game xử lý tốc độ cao như Liên Minh Huyền Thoại.
Tuy mất ít nhất 1 năm để công nghệ này ra mắt rộng rãi trên toàn cầu, nhưng kết quả cuối cùng rất xứng đang để chờ đợi. Và một ngày nào đó, bạn sẽ nhận thấy các trang web của mình tải nhanh hơn một chút.
Genk
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét