Hôm nay kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của hệ điều hành huyền thoại Windows

Nhân dịp sinh nhật hệ điều hành phổ biến nhất thế giới, hãy cùng điểm lại những dấu mốc lịch sử quan trọng của Windows trong 3 thập kỷ qua.

Cuộc cách mạng máy tính cá nhân có lẽ đã chẳng như ngày hôm nay nếu vào không có hệ điều hành Microsoft Windows dẫn dắt tất cả. Ngày 20 tháng 11 năm 1985 là thời điểm Microsoft khai sinh ra hệ điều hành Windows để thay thế cho MS-DOS đã già nua. Cột mốc này đã mở ra con đường đầy thành công cho gã khổng lồ công nghệ xứ Redmond. Hàng loạt các phiên bản sau này của Windows đã gặt hái rất nhiều thành công cho Microsoft, nó như 1 chiếc đòn bẩy đưa hãng tới được vị thế như ngày hôm nay.

Bill Gate trên tay 1 hộp sản phẩm chứa bộ cài đặt Microsoft Windows 1.0 cách đây 30 năm.
Bill Gate trên tay 1 hộp sản phẩm chứa bộ cài đặt Microsoft Windows 1.0 cách đây 30 năm.

Không có nhiều điểm tương đồng giữa Windows 1.0 và Windows 10 sau này. Nhưng hãy tưởng tượng rằng Windows 1.0 là hạt giống được gieo cách đây 30 năm, và Windows 10 như trái táo chín dành cho Microsoft.
Vào thời điểm ra mắt, Windows 1.0 từng bị chê vì lạm dụng... chuột máy tính. Lúc đó, khi mà người dùng Macintosh vẫn sử dụng hầu hết các tác vụ với những dòng lệnh, thì sự tương tác giữa chuột và bán phím trên Windows đã khiến nhiều người dùng tỏ ra bỡ ngỡ. Cũng vì thế, sự đón nhận dành cho phiên bản đầu tiên của Windows không thực sự lớn. Tuy vậy, đây chính là cú hích dẫn tới cuộc chiến không ngừng nghỉ giữa Apple, IBM và Microsoft trong suốt những năm qua trên chiến trường máy tính cá nhân.
Steve Ballmer trong video quảng cáo phiên bản đầu tiên của Windows.
Trở lại năm 1985, Windows 1.0 lúc đó yêu cầu cấu hình phần cứng "khá cao". Máy tính của bạn phải được trang bị 2 đĩa mềm, với bộ nhớ 256KB, cùng 1 card đồ họa, thứ không hề phổ biến lúc đó. Nếu muốn cài đặt nhiều chương trình, bạn lại cần thêm 1 ổ đĩa cứng khác có dung lượng 512KB trở lên bởi chẳng thể cài đặt và sử dụng bất cứ thứ gì với đĩa mềm kia.
Nhưng những thông số kỹ thuật này không nói lên được gì nhiều, bởi Microsoft vẫn luôn chỉ là 1 công ty phần mềm. Trong khi Apple vẫn dẫn đầu với các sản phẩm máy tính cá nhân của họ, đồng thời cung cấp luôn hệ điều hành đồng bộ, Microsoft khôn khéo chào mời hệ điều hành do họ phát triển cho IBM với giá rẻ, qua đó giữ cho mình 1 vị trí vững chắc cho tới tận hôm nay.

Hình ảnh tại 1 trong những sự kiện gần đây của Microsoft.
Hình ảnh tại 1 trong những sự kiện gần đây của Microsoft.

Với Windows 1.0, Microsoft đã bước 1 bước rất quan trọng trong việc tập trung vào các ứng dụng và phần mềm cốt lõi. IBM dẫn dắt các yếu tố liên quan tới phần cứng trong những năm tiếp theo, còn Microsoft đã tạo ra 1 môi trường tuyệt vời để kích thích các nhà phát triển phần mềm viết ứng dụng cho Windows. Họ đảm bảo sự "cởi mở" cho hệ điều hành của mình, đồng thời có 1 chút thay đổi để phù hợp hơn với cấu hình phần cứng lúc đó.
Từ các công ty phần cứng máy tính cho tới những nhà phát triển phần mềm lớn tại thời điểm đó đều bị Windows thu hút. Cách tiếp cận thị trường của Microsoft tỏ ra vô cùng hiệu quả, khi những chiếc máy tính do các hãng OEM bán ra, đế chế Windows dần hình thành. Đó là bước đi đầu tiên của người khổng lồ Microsoft, hãy cùng theo dõi video dưới đây để hiểu hơn về con đường của họ.
Sự thay đổi qua từng phiên bản của Microsoft Windows.
Và trong suốt 30 năm qua, Windows hoàn toàn thống trị thị phần máy tính cá nhân toàn cầu. Apple vẫn không ngừng phát triển Mac OSX để làm đối thủ trực tiếp với Windows, nhưng tương quan giữa 2 nền tảng này chẳng thể làm cố chủ tịch Steve Jobs vui lòng. Tiếp tục tinh chỉnh và phát triển Windows, Microsoft lấn sân sang cả thị trường khách hàng doanh nghiệp, cho tới khả năng giải trí tuyệt vời, và rồi tập trung vào điện toán đám mây trong những năm gần đây.
Tuy vậy, khi mà smartphone lấn lướt PC truyền thống hơn bao giờ hết, Windows bắt đầu gặp phải những khó khăn không hề nhỏ. Tuy vậy, tương lai của Windows nói riêng và Microsoft nói chung sẽ ra sao, hãy chờ thêm 30 năm và cùng nhau nhìn lại 1 lần nữa về đế chế huy hoàng này.













Tham khảo TheVerge
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét