Sóng thần cao trên 250 mét có thể xảy ra lần nữa

Một thảm họa như thế đã từng xảy ra ít nhất một lần và một số nhà khoa học nói nó thực sự có thể xảy ra một lần nữa.
Hãy tưởng tượng một bộ phim chiếu về thảm họa thiên nhiên của thế giới Hollywood, trong đó ngọn núi lửa khổng lồ nổ ra trên một hòn đảo trong cơn phun trào, gây ra trận lở đất cực mạnh, dẫn đến cơn sóng thần khủng khiếp với những đợt sóng cao 840-foot (trên 250 mét), lan xa 30 dặm (gần 50 km) và nhấn chìm tất cả mọi thứ trên chặng đường của nó.
Nghe thật hoang tưởng, xa xôi, đúng không? Nhưng, một thảm họa như thế đã từng xảy ra ít nhất một lần, và một số nhà khoa học nói  nó thực sự có thể xảy ra một lần nữa.
Đã có những bằng chứng về ngọn núi lửa cao 9.300 foot (gần 3.000 mét) trên đảo Fogo, một trong những ngọn núi lửa lớn nhất và đang hoạt động mạnh nhất trên thế giới, sụp đổ trong một trận phun trào cách đây 73.000 năm và gây ra con sóng mạnh đến nỗi nó quét sạch gần như toàn bộ đảo Santiago. Những phát hiện trên gần đây được đăng trên tạp chí Science Advances, làm dấy lên những khả năng Fogo hoặc một ngọn núi lửa khác có thể gây ra thảm họa tương tự trong tương lai.
"Những quan sát của chúng tôi càng chứng tỏ rằng những thảm họa sụp đổ núi lửa có thể xảy ra thảm khốc như thế và có thể tạo ra những trận sóng thần cao khổng lồ", các nhà khoa học lưu ý trong bài viết.
Tác giả dẫn đầu nghiên cứu này, Ricardo Ramalho, là một nhà khoa học phụ tá tại Lamont-Doherty Earth Observatory thuộc trường Đại học Columbia. Ông nói khả năng một trận núi lửa khổng lồ như thế không xảy ra thường xuyên, "song chúng ta cần thận trọng nguy cơ này khi xem xét những điều khủng khiếp có thể xảy ra đối với các đặc tính của núi lửa".
Ramalho và các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về hòn đảo Santiago cách đây mấy năm khi họ nhận ra một hiện tượng lạ xảy ra ở độ cao 650 feet trên mực nước biển – đó là những tảng đá khổng lồ, lớn như những chiếc xe tải giao hàng, rất giống với loại đá nằm dọc theo bờ biển của hòn đảo.
Giải thích duy nhất mà các nhà khoa học có thể đưa ra là một đợt sóng khổng lồ có thể đã đẩy những hòn đá nặng 770 tấn và đưa chúng lên bờ. Họ đoán ra kích cỡ khổng lồ của các đợt sóng bằng cách đo tổng khối năng lượng cần thiết để di chuyển những hòn đá ngoại cỡ này.
Khi Ramalho và nhà địa hóa học Gisela Winckler đo đồng vị của nguyên tố heli gần bề mặt của tảng đá, họ phát hiện ra rằng những tảng đá này đã có từ khoảng 73.000 năm.
Kết luận đó chắc chắn sẽ gây ra những cuộc tranh cãi của các nhà khoa học, vì không phải tất cả các nhà khoa học đều tin rằng núi lửa có thể sụp đổ bất thình lình và gây ra những trận sóng thần lớn. Nhưng những người khác lại đưa ra lý thuyết về những trận sụp đổ lớn hơn nữa từng xảy ra trong lịch sử và kết quả là những trận sóng thần khổng lồ xay ra – như trên các hòn đảo Hawai, hay tại khu Mt. Etna của Italy và đảo Reunion của Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất dường như đã cung cấp những bằng chứng tốt nhất cho thấy một thảm họa như thế đã xảy ra. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các đảo núi lửa khác, bao gồm một số ở đông bắc Đại Tây Dương, rất gần với những khu vực đông dân cư.
"Không phải là mọi cuộc sụp đổ núi lửa xảy ra đều là thảm họa khủng khiếp", Ramalho nói, "nhưng nó có thể không hiếm như chúng ta nghĩ".
Hòn đá khổng lồ được tìm thấy ở hòn đảo Santiago
Hoàng Lan
Theo Discovery
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét