Chắc chắn bạn sẽ không-thể-đoán được đâu là Mặt trăng thật trong chuỗi 9 bức hình dưới đây.
Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào bức hình dưới đây và đoán xem đâu mới là hình ảnh chụp Mặt trăngnhé!
Bật mí một chút, trong bức hình này chỉ có duy nhất một bức hình của Mặt trăng thôi, còn lại là ảnh chụp các đáy chảo bị cháy.
Bạn có biết đâu là ảnh chụp Mặt trăng không? Nếu không thì hãy cùng xem đáp án ở phần cuối bài nhé!
Được biết, Mặt trăng của Sao Mộc có tên là Europa với đường kính 3.058 km. Sao Mộc có 4 Mặt trăng lớn và 2 vệ tinh nhỏ hơn, được phát hiện vào năm 1610 bởi Galileo - nhà thiên văn học vĩ đại người Ý. Đến năm 1989, NASA đã phóng tàu vũ trụ mang tên Galileo với mục tiêu tiếp cận Mặt trăng này.
Mặt trăng Europa của sao Mộc
Trong đó, Mặt trăng Europa được các khoa học gia chú ý hơn cả bởi nó sở hữu các điều kiện cơ bản để duy trì sự sống: nước dạng lỏng, các nguyên tố hóa học và một nguồn năng lượng bên trong.
Bề mặt bao phủ với băng đá, nhưng dưới lớp băng là nước dạng lỏng
Bề mặt của Europa chứa băng đá, tuy nhiên lực hút từ Sao Mộc đã giúp nó duy trì được nước tại dạng lỏng dưới bề mặt băng.
Theo nhà thiên văn học tại NASA - Kevin Hand: “Europa có nước ở dạng lỏng vì nó quay quanh Sao Mộc. Lực hút giữa chúng đã khiến quỹ đạo của Europa bị bẻ cong lên và xuống, đồng thời tạo ra thủy triều như Mặt trăng tác dụng trên Trái Đất. Năng lượng thủy triều đã biến thành ma sát và nhiệt giúp duy trì nước ở dạng lỏng dưới bề mặt băng đá".
Đồng thời NASA cũng cho rằng, nhiệt lượng này giúp Europa ấm hơn từ bên trong so với những gì nó nhận được từ Mặt trời. Vì vậy, nhiệm vụ được ưu tiên lúc này là xác định khả năng duy trì sự sống trên Europa, từ đó mở ra hi vọng mới cho loài người viễn cảnh di cư lên vũ trụ.
Và giờ bạn đã có đáp án cho mình chưa?
Kết quả là Mặt trăng Europa là hình ngoài cùng bên trái ở hàng giữa.
Nguồn: Daily Mail
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét