Antergos là hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí được phát triển từ Linux, dựa trên hệ điều hành nổi tiếng Arch Linux với môi trường sử dụng là Gnome. Mục đích của Antergos là cung cấp một môi trường kiến trúc hệ điều hành phù hợp với tất cả mọi người dùng máy tính, bên cạnh đó Antergos cũng giữ lại các tính năng và sự linh hoạt của Arch Linux nên các bước cài đặt và sử dụng khá dễ dàng.
Nếu bạn chưa biết thì Arch Linux là một bản phân phối Linux nhẹ và độc đáo, với giao diện đơn giản và linh động. Tuy nhiên, việc cài đặt Arch Linux khá rắc rối và bạn phải thực hiện các thao tác sao chép, cấu hình và chỉnh sửa các tập tin hệ thống bằng phương pháp thủ công. Do đó, nhìn chung Arch Linux không được thân thiện lắm đối với người dùng phổ thông. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết Arch Linux là như thế nào, hãy sử dụng Antergos.
Trải nghiệm Antergos
Antergos cung cấp cho người dùng 2 phiên bản sử dụng bao gồm 32bit (x86) và 64bit (x64) tại đây.
Sau khi tải về gói ISO cài đặt theo mong muốn, bạn hãy ghi tập tin này vào USB hoặc DVD, rồi sau đó tiến hành khởi động vào tính năng LiveCD dùng thử của hệ điều hành này để trải nghiệm trước khi quyết định cài đặt vào máy tính.
Sau khi khởi động thành công vào tính năng LiveCD của Antergos, bạn sẽ được chào đón với một màn hình tùy chỉnh giao diện được gọi là LightDM.
Bây giờ bạn hãy tiến hành lựa chọn hình nền mình yêu thích.
Sau khi chọn hình nền xong, hãy nhấp vào biểu tượng đồng hồ ở giữa màn hình và nhấp vào tên tài khoản dùng thử mà Antergos đã tạo sẳn cho bạn để đăng nhập sử dụng.
Sau khi đăng nhập, màn hình desktop của Antergos sẽ xuất hiện. Giao diện được áp dụng trong Antergos là giao diện mặc định DE của GNOME 3.16 với một số các tùy chỉnh về giao diện cùng các biểu tượng mới với tên gọi Numix. Nhìn chung trong khá đẹp.
Một cửa sổ sẽ xuất hiện với 2 lựa chọn dành cho bạn, đó là “Try Anergos” và “Install it.” Nếu bạn muốn dùng thử Antergos trước khi cài đặt, hãy chọn Try Anergos. Còn nếu bạn muốn cài đặt ngay, hãy chọn Install it. Tất nhiên là bạn có thể truy cập vào tùy chọn cài đặt tại bất kỳ thời điểm nào nếu muốn trong lúc "dạo chơi" Anergos.
Trường hợp nếu đã chọn Install it, giao diện cài đặt được tùy chỉnh lại với tên gọi Cnchi sẽ được khởi động. Và ở màn hình thiết lập đầu tiên, bạn sẽ được cảnh báo về việc Cnchi vẫn còn một số các tùy chỉnh thiết lập với tên gọi RAID vẫn cần người dùng thao tác thủ công.
Trong quá trình thử nghiệm, giao diện cài đặt Cnchi khá ổn định và hoạt động tốt nhưng hơi chậm. Các mục cài đặt khá giống với các bản phân phối Linux khác nhưng một số tính năng có vẻ đã được cải thiện.
Bên cạnh đó bạn còn được cung cấp thêm lựa chọn môi trường desktop với các lựa chọn kèm theo hình ảnh minh họa dễ hiểu, tuy chúng có hơi lỗi thời.
Trong quá trình thiết lập cài đặt, bạn còn được cung cấp thêm lựa chọn bật/tắt tính năng, cũng như phần mềm để cài đặt.
Tiếp theo là lựa chọn quản lí phân vùng cài đặt.
Với các bước thiết lập khá đơn giản và dễ hiểu.
Sau khi tùy chỉnh xong, quá trình cài đặt sẽ diễn ra. Trong lúc cài đặt, Antergos sẽ tiến hành tải về một số các dữ liệu nên bạn cần phải có kết nối internet. Quá trình cài đặt có thể kéo dài khoảng 30 đến 45 phút.
Khi quá trình cài đặt kết thúc, bạn sẽ khởi động vào giao diện DE lúc chọn cài đặt thời gian. Môi trường Gnome 3.16 được tùy chỉnh lại khá đẹp với các biểu tượng Numix ngộ nghĩnh.
Bạn sẽ khá ngạc nhiên với danh sách các phần mềm mà Antergos cài đặt sẳn cho bạn. Khá nhiều phần mềm tiện ích mà bạn có thể sẽ cần đến.
Tất cả đều được sắp xếp theo bản chữ cái với các biểu tượng khá đẹp và đơn giản.
Bạn cũng được cung cấp sẳn tính năng quản lí các gói package với giao diện khá giống như trong Arch Linux.
Nhìn chung thì Antergos hoạt động khá trơn tru và ổn định. Khởi động nhanh và cung cấp các tính năng dùng cho mục đích công việc của người dùng. Nếu bạn là một người dùng Linux "nghiêm túc" và đã quen với Arch Linux thì Antergos là một "món" mới khá tuyệt vời.
Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét