Cẩm nang phím cơ (phần 2): Các tên tuổi lớn

Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Các tên tuổi bàn phím cơ đáng chú ý
Filco
Trong toàn bộ các hãng phím cơ tại Việt Nam thì có lẽ Filco (Nhật Bản) là tên tuổi đáng chú ý nhất. Những chiếc bàn phím Filco luôn có chất lượng chế tác rất tốt: các linh kiện được lắp ráp chắc chắn, vừa vặn, tạo ra cảm giác yên tâm khi cầm phím lên tay và dĩ nhiên là cả cảm giác "sướng" khi gõ.
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Filco và bộ phím Ninja trứ danh.
Điểm yếu lớn nhất của Filco là mức giá khá cao (từ tầm cỡ 2,8 triệu đồng trở lên), không có đèn và kiểu dáng không thực sự phong phú. Tuy vậy, với các tín đồ phím cơ Việt Nam, Filco dường như đã trở thành một tên tuổi mang tính "đẳng cấp": nhắc đến Filco là nhắc đến những bộ bàn phím dành cho người "sành" phím cơ chỉ cần cảm giác gõ tuyệt nhất có thể trong gia đình Cherry MX và cũng không đòi hỏi những tính năng bổ trợ quá hào nhoáng như đèn LED hay phím macro.
Leopold
Dù là một thương hiệu khá non trẻ (ít nhất là với các thị trường phím cơ trong nước) nhưng Leopold đã nhanh chóng bắt kịp Filco trong phân khúc các thương hiệu phím cơ mang tính "đẳng cấp". Cũng giống như Filco, Leopold có chất lượng gia công chắc chắn và cảm giác nhấn "đã tay" không kém gì Filco. Thế mạnh của Leopold so với đối thủ Nhật Bản là ở chỗ thương hiệu này rất chịu khó đầu tư vào keycap. Nhờ đó mà Leopold cũng có số lượng tùy chọn màu sắc và cũng có trải nghiệm "nguyên bản" tốt hơn tất cả các bàn phím gốc từ các hãng khác – vốn đều có chất lượng keycap gốc khá dở.
Razer
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Phải mất nhiều năm Razer mới thực sự trưởng thành trên lĩnh vực phím cơ
Là một hãng phụ kiện game đã được các game thủ Việt yêu thích từ lâu nhưng quá trình sản xuất phím cơ của Razer cũng hơi... gây tranh cãi. Những thế hệ BlackWidow đầu tiên của Razer đã từng bị một số không nhỏ các tín đồ phím cơ ghẻ lạnh vì keycap rất hay bị mờ chữ và vỏ nhựa không được chắc chắn. Đến năm 2014, Razer lại tiếp tục gây tranh cãi khi ra mắt 2 loại switch riêng được quảng cáo là "dành cho game thủ", vốn thực chất là các phiên bản nhái của Cherry MX.
Tuy vậy, trong suốt những năm vừa qua chất lượng của BlackWidow cũng đã được cải thiện đáng kể, và chiếc BlackWidow Chroma của hãng có thể được coi là bước trưởng thành về trình độ chế tác phím cơ. Bởi vậy mà các fan của Razer có thể yên tâm mua cho mình một bộ phím cơ Razer "ton-sur-ton" với các bộ chuột, tai nghe chất lượng cao của hãng.
CM Storm
Là sản phẩm của thương hiệu quen thuộc Cooler Master, bàn phím CM Storm có thể coi là một trong những cú lấn sân ngoạn mục nhất trong thế giới linh/phụ kiện PC. Tham gia vào thị trường khá muộn nhưng CM Storm nhanh chóng bắt kịp bằng những chiếc bàn phím có kiểu dáng đẹp, thiết kế chắc chắn, có đèn LED và quan trọng nhất là giá thành rất dễ chịu so với các đối thủ đi trước.
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
CM Storm Novatouch - bàn phím Topre giá mềm, hỗ trợ keycap phổ thông
Ngoài ra, CM Storm cũng là một tên tuổi rất chịu khó tìm tòi ra mắt các chủng loại sản phẩm mới. Ví dụ, gần đây hãng này cho ra mắt chiếc Nova Touch sử dụng switch của Topre nhưng lại tương thích với keycap Cherry thông thường. Điểm yếu của CM Storm là một số ít sản phẩm có thể sẽ bị "xuống mã" khá nhanh trong quá trình sử dụng.
Ducky
Là tên tuổi đáng chú ý nhất đến từ làng phím cơ Trung Quốc, Ducky ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam với các sản phẩm bàn phím có hỗ trợ đèn LED có chất lượng gia công tốt. Một trong những điểm đặc trưng khác của Ducky là vô số chế độ đèn trang trí trên các dòng Shine, ví dụ như bật đèn lần lượt từng phím hoặc đèn nhấp nháy bắt mắt.
Điều trớ trêu là bàn phím Ducky cũng thường xuyên bị... chết LED. Nói như vậy không có nghĩa là Ducky là một thương hiệu quá tệ, bởi gần như tất cả các loại bàn phím có đèn không sớm thì muộn cũng đều gặp phải tình trạng này. Được bán với giá khá cao so với các thương hiệu Trung Quốc khác nhưng Ducky cũng được bảo hành trong vòng 2 năm.
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Ducky thực sự là lựa chọn bàn phím "rực rỡ" nhất hiện nay theo nghĩa đen.
Cosair
Dù cũng là một hãng bàn phím xuất hiện tại Việt Nam khá muộn nhưng Cosair cũng đã kịp thâu tóm một lượng tín đồ không nhỏ nhờ các mẫu thiết kế vô cùng độc đáo. Là hãng đến sau nhưng Cosair lại là tên tuổi đầu tiên ra mắt bàn phím có các phím "nổi" hẳn lên phía trên khung phím. Trong khi chất lượng gia công của Cosair đã thuộc loại khá tốt, yếu tố thiết kế giúp cho hãng sản xuất vốn chuyên về RAM và nguồn máy tính này trở nên nổi bật trong một "rừng" bàn phím cơ có thiết kế khối chữ nhật hơi nhàm chán. Điểm trừ dành cho Cosair là giá thành tương đối cao (gần 4 triệu đồng cho bàn phím fullsize).
RealForce và Happy Hacking
Trong khi Filco là thương hiệu số 1 trong thế giới Cherry MX thì RealForce cũng có thể coi là "vua" của thế giới Topre. Hãng bàn phím cao cấp này hiện đang được phân phối chính hãng tại Việt Nam với mức giá... gấp đôi các loại phím cơ Cherry. Điểm đáng chú ý nhất của RealForce hiển nhiên vẫn là cảm giác bấm vô cùng êm ái của switch Topre.
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Nhỏ gọn và sử dụng bố cục kỳ lạ, Happy Hacking đòi hỏi sự đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian học cách sử dụng.
Khác với các hãng bàn phím khác, Happy Hacking được thiết kế với bố cục phím rất riêng được nhà sản xuất này coi là bố cục khoa học nhất giúp tăng hiệu quả làm việc của người dùng. Happy Hacking không chỉ thử thách người dùng bởi mức giá (giá gốc của Happy Hacking tại Nhật Bản thường cao gấp 2 – 3 lần giá Filco) mà còn bởi quá trình sử dụng đòi hỏi rất nhiều sự tập luyện. Hiện tại, Happy Hacking chưa có kênh phân phối chính thức tại Việt Nam.
Các hãng khác
Ngoài các hãng bàn phím trên, thị trường Việt Nam còn chứng kiến một số lựa chọn bàn phím đến từ các hãng sản xuất chuyên về game như Steelseries, TT eSports, Ozone hoặc các hãng phụ kiện khá quen thuộc với người Việt như Logitech và Genius. Trong số này, bàn phím Steelseries hiện là một trong những lựa chọn tốt cho game thủ ưa thích Black switch.
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Poker, một trong những mẫu bàn phím cơ được ưa thích nhất tại Việt Nam.
Một tên tuổi khác có thể kể đến là Vortex/iKBC. Chiếc Poker của hãng này hiện đang là lựa chọn mini phổ biến nhất của người dùng Việt, và các keycap chất lượng cao của hãng cũng rất được lòng game thủ trong nước.
Chi phí cho phím cơ
Từ phần đầu tiên của loạt bài tới thời điểm này, VnReview đã giới thiệu cho bạn đọc tất cả các yếu tố cần tính đến khi mua bàn phím cơ. Câu hỏi dành cho hiện tại là: "Chơi" phím cơ thì nên mua những gì, và với mỗi mặt hàng cần mua, bỏ ra bao nhiêu tiền là hợp lý?
Đầu tiên vẫn là lựa chọn bàn phím. Bạn đọc có thể tham khảo danh sách các hãng phím cơ phía trên để lựa chọn ra những tên tuổi hợp lý nhất với nhu cầu của mình. Khi lựa chọn phím cơ, lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn sẽ là: hãy tự tay thử nghiệm tất cả các lựa chọn có thể để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất. Sau khi mua phím, bạn sẽ phải chấp nhận lựa chọn bố cục và switch của mình (cho đến khi mang bộ phím đi... bán lại).
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Bàn phím Leopold có giá tương đối cao nhưng lại đi kèm keycap PBT có chất lượng rất ấn tượng.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu "ngon, bổ, rẻ", chúng tôi khuyên bạn đọc nên lựa chọn các dòng bàn phím giá dưới 2 triệu đồng đến từ CM Storm hoặc Ducky. Lựa chọn Filco hoặc Leopold sẽ là tốt nhất cho những người dùng muốn gắn bó với switch của Cherry, với mức giá vào khoảng 3 triệu đồng trở lên.
Để tiết kiệm chi phí thì bạn nên tỏ ra hoàn toàn thực tế với nhu cầu của mình, đặc biệt là về bố cục. Bàn phím fullsize sẽ có giá thành đắt hơn và chưa chắc đã tiện dụng hơn. Tiếp đó là nhu cầu về thẩm mỹ: ví dụ, bàn phím Filco Ninja rõ ràng là "đẹp, độc, đỉnh" hơn Filco thường, nhưng bạn có thực sự cần bỏ thêm vài trăm nghìn đồng để mua một chiếc bàn phím có cảm giác bấm giống hệt?
Nói như vậy không có nghĩa rằng bạn không nên mua bàn phím có phần vỏ khác biệt, mà rằng bạn cần cân nhắc thêm các yếu tố hợp lý hơn khi mua phím. Yếu tố quan trọng thứ hai sau khi đã mua bàn phím là keycap: các loại keycap tốt (ví dụ như PBT dày) sẽ đem lại cảm giác "đầm tay" hơn rất nhiều so với keycap đi kèm bàn phím. Mua thêm keycap gần như là một nguyên tắc bắt buộc để có được trải nghiệm gõ tối ưu, và bạn sẽ cần bỏ ra từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng cho các bộ cap làm từ ABS hoặc PBT.
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Đầu tư cho keycap không chỉ là đầu tư cho thẩm mỹ mà còn là cho cả cảm giác gõ tuyệt vời nhất có thể.
Cũng tương tự như với bàn phím, keycap cũng có những lựa chọn lên tới... hàng triệu đồng. Lợi thế của các bộ keycap "đỉnh" đầu tiên vẫn là về mặt thẩm mỹ, song chúng cũng là các sản phẩm được chau chuốt hơn rất nhiều so với keycap tầm giá 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, các fan của Iron Man, Star Wars, DOTA2 hay bất kỳ một thương hiệu giải trí nào khác cũng có thể tìm cho mình các phím ESC, hàng phím F hoặc phím số đặc biệt (ví dụ như phím in nổi hình Iron Man) có giá lên tới vài trăm nghìn đồng cho... một phím.
Cuối cùng, bạn có thể đầu tư thêm một thanh kê tay để tăng mức độ thoải mái khi sử dụng. Các loại kê tay trên thị trường có giá thấp nhất chỉ vào tầm 200.000 đồng, song các sản phẩm ở vào tầm giá 400.00 đồng (bọc giả da) sẽ là điểm cân bằng tối ưu giữa giá thành và cảm giác êm ái khi kê tay.
Hiển nhiên, tất cả các khoản đầu tư trên đây đều là khá lớn khi so sánh với mức giá chỉ vào khoảng 100.000 đồng của các loại bàn phím cao su thông thường. Vậy, mức đầu tư này có phải là hợp lý hay không?
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng điểm qua các tên tuổi phím cơ phổ biến tại thị trường Việt cũng như tính toán sơ bộ chi phí cần có cho phím cơ.
Câu trả lời là "có". Đứng từ vị trí của những người làm báo hay làm công nghệ (lập trình), một chiếc bàn phím cơ hiển nhiên là rất cần thiết khi xét tới khối lượng văn bản/code khổng lồ cần phải nhập mỗi ngày. Khác với bàn phím cao su có cảm giác bấm "giật cục" rất khó chịu, bàn phím cơ không hề gây đau tay sau khi sử dụng trong thời gian dài. Đó là còn chưa kể tới các tác dụng như tăng cường tốc độ gõ và giảm tỉ lệ gõ sai.
Với game thủ, lựa chọn bàn phím cơ là một phần không thể thiếu của trải nghiệm game tối ưu. Khi nâng cấp từ bàn phím cao su lên Red switch, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra sự khác biệt trong trải nghiệm game: phím bấm của bạn sẽ có cảm giác như một thiết bị game thực thụ, thay thế cho cảm giác nhấn "tạm bợ" trên các bộ phím cao su kém cao cấp.
Vậy, với những lợi thế này, đâu là chìa khóa giúp cho bạn tiết kiệm tối đa chi phí khi theo đuổi thú vui phím cơ? Cũng giống như nhiều thú vui khác, câu trả lời là: "cộng đồng". Trong phần cuối cùng của bài viết, VnReview sẽ giới thiệu tới bạn đọc những nét sơ lược về cộng đồng phím cơ tại Việt Nam.
Gia Cường
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét