11 ngôn ngữ lập trình đang có nhu cầu cao nhất hiện nay

Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng chỉ có một số ngôn ngữ được dùng phổ biến.
Hiện tại, có hàng ngàn ngôn ngữ lập trình khác nhau, tuy nhiên có rất ít trong số đó là được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến. Các công ty công nghệ thường xuyên tuyển dụng những nhà lập trình có kinh nghiệm trong việc viết phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình thông dụng phù hợp với phần mềm và hệ thống mà họ đang sử dụng. Đa số họ sẽ yêu cầu các ngôn ngữ lập trình lâu đời chứ không phải các ngôn ngữ mới và hiện đại như Google Go hay Apple Swift.
1. Java
Được phát minh vào năm 1991 như là ngôn ngữ lập trình dành cho những chiếc TV thông minh, Java thuộc Oracle hiện đang là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới bởi nó là nền tảng quan trọng để viết ứng dụng cho Android và nhiều phần mềm doanh nghiệp khác.
2. PHP
Đây là ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến dành cho các trang web. Hầu hết các trang web lớn như WordPress, Facebook hay Yahoo đều được xây dựng bằng ngôn ngữ này. Tuy nhiên, khá nhiều nhà phát triển không thích sử dụng PHP. Jeff Atwood, nhà sáng lập Stack Exchange từng viết: "PHP không phải là một ngôn ngữ lập trình mà nó trông như một hỗn hợp của các chất liệu được chọn lọc một cách tùy tiện với nhiều từ khóa và hàm khiến người viết bối rối".
3. Perl
Đây là một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi một kỹ sư của NASA trong những năm cuối của thập niên 80. Điểm nổi trội của Perl đó là khả năng xử lý các đoạn text cũng như tính linh hoạt và mạnh mẽ của nó. Perl từng được miêu tả như là "cuộn băng keo của web" bởi nó liên kết các trang web rất chặt chẽ lại với nhau, tuy nhiên nó không phải là một ngôn ngữ phổ biến.
4. C
Một trong số những ngôn ngữ lập trình lâu đời nhất mà vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay đó là C, được tạo ra vào năm 1970. Năm 1978, quyển sách "huyền thoại" được rất nhiều người tìm đọc đó là quyển "The C Programming Language", được xuất bản lần đầu tiên và gồm 800 trang.
5.Objective-C 
Được xây dựng dựa trên ngôn ngữ C gốc, Objective-C được bổ sung thêm một số tính năng của các ngôn ngữ lập trình khác. Objective-C là tiêu chuẩn để các lập trình viên viết ứng dụng dành cho iOS nhưng trong tương lai mọi chuyện có thể thay đổi khi Apple ra mắt ngôn ngữ lập trình riêng của mình mang tên Apple Swift.
6. JavaScript
Đây là ngôn ngữ lập trình "siêu phổ biến", chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng nền web. Rất nhiều trang web hiện đại ngày nay đều chạy trên JavaScript, thế nhưng điểm yếu của nó là khiến cho trình duyệt bị chậm (nếu phải xử lý nhiều nội dung hoặc máy có cấu hình yếu) và đôi khi bị dính các lỗ hổng bảo mật.
7. Visual Basic 
Microsoft cũng có ngôn ngữ lập trình riêng của mình mang tên Visual Basic (kế nhiệm của Visual Basic là Visual Basic .NET). Visual Basic chủ yếu giúp cho việc lập trình dễ dàng hơn vì cho phép bạn thay đổi các thành phần của một chương trình bằng cách kéo và thả. Mặc dù đã cũ và lỗi thời nhưng vẫn còn nhiều người sử dụng bởi tính dễ dàng và trực quan của Visual Basic.

Visual Basic 6 chạy trên Windows Vista
8. Phython
Được ra mắt vào năm 1989, Python được đánh giá là một ngôn ngữ dễ dàng để làm quen bởi các đoạn mã của nó rất dễ đọc và phân biệt. Nhiều lập trình viên cho rằng đây là ngôn ngữ lập trình dễ làm quen nhất dành cho "gà mờ".
9. Ruby 
Giống với Python, Ruby là một ngôn ngữ lập trình với các đoạn mã dễ đọc và dễ phân biệt. Ngoài Ruby còn có một ngôn ngữ khác đó là Rails, thực chất đây là một add-ons bổ sung cho Ruby nhưng nó giúp cho Ruby có khả năng lập trình và xây dựng các ứng dụng nền web một cách đơn giản hơn. Khẩu hiệu của ngôn ngữ này đó là "Người bạn thân của lập trình viên" – "A programmer's best friend".
10. CSS
Là viết tắt của "Cascading Style Sheets", CSS là ngôn ngữ chuyên dùng để thiết kế nên định dạng cũng như bố cục của một trang web. Rất nhiều menu trên web cũng như menu dành cho các ứng dụng di động được viết bởi CSS, kết hợp với JavaScript và HTML.
11. R
Đây là sự lựa chọn của các nhà thống kê cũng như các nhà phân tích dữ liệu. Google cũng là một "super fan" của ngôn ngữ lập trình này.
Phúc Thịnh
Theo Business Insider
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét