Vì sao nhiều người cảm giác đạt “cực khoái” khi nghe nhạc?

Bạn đã bao giờ nghe một bản nhạc nào đó và cảm thấy ớn lạnh dọc sống lưng? Nổi hết da gà ở cánh tay và vai? Đây được xem là một cảm giác "cực khoái xảy ra trên da".

Theo trang Tech Insider, trải nghiệm trên gọi là frisson, một thuật ngữ tiếng Pháp, mang lại cảm giác như những làn sóng vui vẻ, phấn khích lướt trên toàn bộ làn da trên cơ thể bạn. Một số nhà nghiên cứu thậm chí đã gọi đó là "cơn cực khoái trên da".
Nghe những bản nhạc, bản hát trữ tình, cảm động là tác nhân phổ biến nhất mang lại "cơn cực khoái" này, nhưng một số người còn cảm nhận được sự cực khoái đó khi ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật đẹp, xem một khung cảnh đặc biệt cảm động trong phim hoăc có sự tiếp xúc vật lý với một người khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần 2/3 loài người cảm nhận được cơn cực khoái này, thậm chí những người dùng diễn đàn Reddit còn tạo hẳn một trang để chia sẻ những nội dung mang lại cơn cực khoái frisson yêu thích của họ.
Nhưng, tại sao một số người lại cảm nhận được frisson và một số lại không?
Trong khi các nhà khoa học hiện nay vẫn đang tìm hiểu bí mật hiện tượng này, trong 5 thập kỷ qua, một cơ quan nghiên cứu lớn đã truy tìm nguồn gốc cơn cực khoái này để xem cảm xúc chúng ta phản ứng như thế nào đối với các kích thích bất ngờ trong cuộc sống, đặc biệt là âm nhạc.
Các đoạn nhạc chứa đựng những giai điệu bất ngờ, hay có những thay đổi đột ngột về mặt âm lượng hoặc lối biểu diễn vào nhạc cảm động của người nghệ sỹ, là những kích thích đặc biệt phổ biến gây ra cơn frisson, bởi vì chúng "tấn công" vào cảm quan của người nghe theo một cách tích cực.
Nếu một nghệ sỹ độc tấu vĩ cầm đang chơi một bản nhạc cảm động, có những nốt nhạc thanh cao, xao xuyến đặc biệt, người nghe có thể cảm thấy cảm xúc thay đổi trong khoảnh khắc đó, và cảm giác "lạnh sống lưng" khi chứng kiến cuộc biểu diễn thành công đến vậy về một tác phẩm xuất sắc và khó đến vậy.
Nhưng khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu tại sao cảm giác hồi hộp này lại khiến người ta nổi da gà.
Một số nhà khoa học cho rằng nổi da gà là một sự tiến hóa có từ thời tổ tiên chúng ta. Lúc đó, con người giữ ấm nhờ một lớp thu nhiệt ngay bên dưới những sợi lông của da. Cảm giác nổi da gà diễn ra sau khi có một sự thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ (chẳng hạn như tiếp xúc với một làn gió bất ngờ), nhiệt độ tạm thời tăng lên và sau đó giảm xuống ở bên dưới lớp lông trên da, để tái lập lại sự ấm áp.
Từ khi sáng chế được quần áo, con người ít có nhu cầu về lớp giữ nhiệt này. Nhưng cấu trúc sinh lý vẫn còn, và nó có thể xuất hiện, tạo ra cơn ớn lạnh dễ chịu khi cơ thể phản ứng với những kích thích mạnh mẽ về mặt cảm xúc, giống như bắt gặp một vẻ đẹp trong nghệ thuật hoặc tự nhiên.
Các nghiên cứu về cơn cực khoái trên da này rất khác nhau, và cho thấy có khoảng 55 đến 86% dân số có thể cảm nhận nó.
Làn da phản ứng với âm nhạc như thế nào?
Có thể, khi một người đắm chìm cảm xúc trong một tác phẩm âm nhạc, họ sẽ dễ trải qua cảm giác frisson do đang tập trung chú ý đến các kích thích. Và cũng có thể, một người nào đó dễ dàng cảm thấy frisson khi lần đầu tiên họ nghe một bản nhạc, vì đó là tính cách cá nhân của họ như thế.
Để kiểm tra giả thuyết này, những người tham gia đã được đưa vào phòng thí nghiệm và kết nối với một loại công cụ để đo phản ứng của da. Những người tham gia được mời nghe một số tác phẩm âm nhạc. Mỗi tác phẩm bao gồm ít nhất một khoảnh khắc phấn khích, nổi tiếng thường gây ra cơn cực khoái trên da cho người nghe. Khi nghe những tác phẩm này, những trợ lý thí nghiệm đã yêu cầu người nghe báo cáo lại trải nghiệm của họ về frisson bằng cách nhấn vào một nút nhỏ, tạo thành nhật ký nghe nhạc của họ.
Bằng cách so sánh dữ liệu này với các biện pháp sinh lý và bài kiểm tra tính cách cá nhân của người tham gia, các nhà nghiên cứu đã có thể đưa ra một số kết luận thú vị về việc tại sao một số người thường trải qua cơn cực khoái frisson nhiều hơn những người khác.
Tính cách cá nhân có ý nghĩa như thế nào
Kết quả từ các bài kiểm tra tính cách cá nhân cho thấy những người  nghe cảm nhận được cơn frisson cũng có điểm số cao trong bài kiểm tra gọi là Openness to Experience.
Nghiên cứu cho thấy những người sở hữu tính cách này có trí tưởng tượng hoạt động bất thường, họ đánh giá cao vẻ đẹp và tự nhiên, luôn tìm kiếm các trải nghiệm mới, thường phản ánh sâu sắc cảm nhận của họ, và yêu nhiều trong cuộc sống.
Một số đặc điểm của tính cách này là rất tình cảm (yêu nhiều, đặc biệt là cái đẹp), và có nhận thức sâu sắc (trí tưởng tượng, tò mò…)
Một số nhà nghiên cứu kết luận rằng những người nghe trải qua cảm giác frisson do họ phản ứng cảm xúc sâu sắc  với âm nhạc họ đang nghe.
Những bản nhạc được các nhà nghiên cứu đưa vào thử nghiệm bao gồm:
2 phút 11 giây đầu tiên của bản St. John's Passion: Part 1 – Herr, unser Herrscher

2 phút 18 giây đầu tiên của bản Piano Concerto No. 1: II của Chopin.
3 phút 21 giây đầu tiên bản Mythodea: Movement 6 của Vangelis.

2 phút đầu tiên bản Oogway Ascends của Hans Zimmer.
VNReview
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét