Trò chơi thả tiền với góc độ khoa học: tại sao bạn không bao giờ thắng?



Ngoài những mẹo về mặt tâm lý thì bản chất của trò chơi thả tiền chính là khoảng thời gian não ra lệnh phản hồi thao tác kẹp tiền và công thức tính quãng đường vật rơi tự do mà hồi nhỏ chúng ta đã được học.

Đầu tiên, từ lúc mà người chơi nhìn thấy tờ tiền được thả ra cho tới lúc não ra lệnh điều khiển tới tay kẹp lại là khoảng 0,2 giây. Đây là thống kê do các nhà khoa học đưa ra và tất nhiên nó có sai số giữa những người khác nhau nhưng phần lớn đều rơi vào khoảng thời gian này. Xong, bước tiếp theo chúng ta sẽ tính toán quãng đường mà tờ tiền rơi tự do trong 0,2 giây theo công thức S = gt^2.

Với t = 0,2 giây, g = 10 m/s^2, chúng ta sẽ tính được S = 0,2 m = 20 cm. Vậy là trong 0,2 giây, tờ tiền rơi được 20 cm. Tuy nhiên, khi đo tờ tiền thì chiều dài của nó chỉ có 15,5 cm. Vậy là ngay cả khi đặt tay ở 1 đầu tờ tiền thì thời gian não phản hồi vẫn chậm hơn. Cụ thể hơn là có thể khi người chơi chụp tay lại thì tờ tiền đã đi qua cách tay đoạn 5 cm cuối.

Trên đây chỉ là tính toán dưới 1 khía cạnh khá lớn của vấn đề. Tất nhiên chúng ta còn có nhiều yếu tố khác như sức gió, sức cản của không khí, độ cong của tờ tiền,... Đồng thời còn có một số mẹo về thời điểm thả, vị trí yêu cầu đặt tay (ở giữa hay đuôi tờ tiền), cách đếm 1, 2, 3,... Dẫn tới biến trò kẹp tiền trở thành trò chơi rất hiếm khi nào giành chiến thắng.



Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét