Ứng dụng Android sẽ sớm bắt đầu được thiết kế giống với ứng dụng trên iOS trong tương lai gần bởi Google đã cập nhật lại hướng dẫn thiết kế cho Android với việc cho phép lập trình viên, tùy từng trường hợp có thể đặt một thanh navigation dọc theo cạnh dưới cùng của ứng dụng nhằm giúp người dùng dễ dàng duyệt qua lại các mục trong ứng dụng. Điều này hoàn toàn tương đồng với những gì các ứng dụng iOS hiện tại đang có.
Tuy nhiên thanh navigation mới của Google với tên gọi "bottom navigation bar" không giống như trên iOS ở chỗ Google muốn thanh này biến mất khi người dùng thực hiện thao tác cuộn hay dừng lại lâu ở một màn hình. Các nút bấm sẽ to lên để báo hiệu đang được lựa chọn; trong trường hợp có nhiều nút trên thanh này, nút bấm được highlight có thể sẽ có hiệu ứng nhô icon lên để giúp người dùng dễ nhận ra trạng thái của nút.
Cho tới hiện tại, Google vẫn đang phụ thuộc vào thiết kế nút bấm dạng "hamburger" - gồm 3 dòng ở góc trên cùng của thiết bị để duyệt qua các màn hình với nút bấm kích hoạt một drawer gồm các lựa chọn truy cập vào rất nhiều mục bên trong ứng dụng. Dù việc phụ thuộc vào drawer khiến các ứng dụng Android có giao diện khá đặc biệt (đồng thời giải phóng không gian màn hình) nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải thực hiện thêm một bước thao tác nữa để chuyển từ một mục của ứng dụng sang mục khác. Bằng việc sử dụng thanh navigation như trên, người dùng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn khi chuyển đổi qua lại các menu trong ứng dụng.
Tuy nhiên thanh navigation mới của Google với tên gọi "bottom navigation bar" không giống như trên iOS ở chỗ Google muốn thanh này biến mất khi người dùng thực hiện thao tác cuộn hay dừng lại lâu ở một màn hình. Các nút bấm sẽ to lên để báo hiệu đang được lựa chọn; trong trường hợp có nhiều nút trên thanh này, nút bấm được highlight có thể sẽ có hiệu ứng nhô icon lên để giúp người dùng dễ nhận ra trạng thái của nút.
Cho tới hiện tại, Google vẫn đang phụ thuộc vào thiết kế nút bấm dạng "hamburger" - gồm 3 dòng ở góc trên cùng của thiết bị để duyệt qua các màn hình với nút bấm kích hoạt một drawer gồm các lựa chọn truy cập vào rất nhiều mục bên trong ứng dụng. Dù việc phụ thuộc vào drawer khiến các ứng dụng Android có giao diện khá đặc biệt (đồng thời giải phóng không gian màn hình) nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải thực hiện thêm một bước thao tác nữa để chuyển từ một mục của ứng dụng sang mục khác. Bằng việc sử dụng thanh navigation như trên, người dùng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn khi chuyển đổi qua lại các menu trong ứng dụng.
Mặc dù các ứng dụng phổ biến vẫn có từ 3 đến 5 khu vực nhưng ngay cả trong trường hợp đó, Google vẫn cho phép sử dụng trở lại menu hamburger như một lựa chọn thay thế cho bottom navigation bar.
Google đã bắt đầu sử dụng kiểu thiết kế mới này cho các ứng dụng mặc định của họ. Google+ đã được cập nhật lên giao diện mới nhiều tháng trước và cách đây 2 tuần, tới lượt Google Photos được cập nhật với một thanh navigation gồm 3 nút bấm.
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét