Cảnh báo: Chúng ta sẽ không còn được ăn chuối trong tương lai?

Một dịch bệnh cực nguy hiểm sẽ khiến những giống chuối trên thế giới tuyệt chủng, và chúng ta không thể được ăn chúng nữa.

Chuối là trái cây phổ biến nhất trên thế giới. (Ảnh: Internet)
Chuối được xem là một loại trái cây phổ biến hiện nay. Theo Apextribune, chuối đứng đầu trong danh mục những trái cây được nhiều người ăn nhất, với hơn 100 tỉ lượt ăn mỗi năm.
Sở dĩ chuối được nhiều người sử dụng như vậy là do sự phổ biến của chúng. Nhưng quan trọng hơn, chuối là loại trái cây lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng lớn, ít chất độc hại, hương vị thơm ngon, dễ ăn...

Chuối cũng là nguồn thu chính của nhiều nơi. (Ảnh: Internet)
Chính vì vậy, tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc trồng và xuất khẩu chuối mang lại nguồn thu rất lớn, lên tới hàng tỉ USD. Theo số liệu từ Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (International Institute of Tropical Agriculture), riêng tại châu Phi hay Nam Mỹ, chuối giải quyết vấn đề an ninh lương thực và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm triệu người.

Nhưng liệu những cánh đồng chuối như thế này sẽ biến mất? (Ảnh: Internet)
Thế nhưng, trong tương lai, nhiều khả năng quả chuối sẽ trở nên khan hiếm, thậm chí là biến mất khỏi Trái đất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, cây chuối trên khắp thế giới đang phải chống chịu một biến thể mới của bệnh Panama (có tên khác là bệnh héo rũ) - gây ra bởi một loại nấm mang tên Fusarium oxysporumf sp.cubense (FOC). Biến thể mới có tên là VCG01213, hay còn được gọi là Tropical Race 4 (TR4).

Một cây chuối bị bệnh héo rũ. (Ảnh: Internet)
Sở dĩ các nhà khoa học cho là nghiêm trọng, bởi bệnh Panama từng khiến loài chuối Gros Michel suýt tuyệt chủng vào những năm 1960 (trừ 1 vườn nhỏ ở Thái Lan). Nó đã lây lan khắp khu vực Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Úc, Nam Mỹ...
Việc lây lan khi đó là rất nghiêm trọng và bất khả kháng, dù đã có phương pháp ngăn chặn”, một nhà khoa học của Hà Lan cho biết.
“Biến thể của Panama – TR4 – là cực kì nguy hiểm. Nó mạnh hơn dịch Panama rất nhiều. Hiện Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc và khắp Đông Nam Á đang là nạn nhân của nó”, Gert Kema – thành viên nhóm nghiên cứu – nói thêm.

Vườn chuối bị dịch bệnh phá tan tành. (Ảnh: Internet)
Cũng theo Gert, TR4 đang nhắm vào loài chuối Cavandish - chuối tiêu lùn, loài phổ biến nhất hiện nay – nhưng vẫn có thể kiểm soát được.
Được biết, bệnh Panama phát hiện lần đầu vào năm 1876 khiến hàng loạt cánh đồng chuối ở Úc héo rũ. Những người dân nơi đây đã nỗ lực cứu chữa, thậm chí mời chuyên gia để trị bệnh nhưng không đạt kết quả. Tiếp đó, Costa Rica và Panama là nạn nhân, vào năm 1890. Đến 1910, khoa học phát hiện FOC chính là nguyên nhân.

Bên trong thân chuối bị bệnh. (Ảnh: Internet)
Theo CNN, FOC có thể nằm yên dưới lòng đất 30 năm, nhưng nếu đã bùng phát thì cực kì nguy hiểm. Thông qua môi trường nước và đất, chúng đi theo rễ cây nhiễm lên thân cây. Cây chuối lúc này sẽ chết rất nhanh vì thiếu nước, lá héo khô và chuyển dần sang màu vàng nâu.
“Với biến thể TR4, nguy cơ một loài chuối phổ biến biến mất lần nữa là rất cao. Dù chúng đang xuất hiện ít nhưng khi đã lan rộng, mọi thứ sẽ vô phương cứu chữa”, Gert nói thêm.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các phương án chữa bệnh. (Ảnh: Internet)
Hiện tại, bên cạnh việc tìm ra phương pháp khắc chế TR4, các nhà khoa học cũng đề phòng bằng cách nghiên cứu loài chuối mới có thể kháng bệnh này và nhân rộng nó.
“Việc thay thế Cavandish là không hề dễ dàng, nhưng nếu dịch bệnh xảy ra, đó gần như là cách duy nhất”, Gros Michel – thành viên nghiên cứu khác – kết luận.
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét