Trong cơ thể mỗi người đều có các tế bào có khả năng dẫn đến ung thư, nhưng nếu chịu khó chú ý, chúng ta có thể nhận ra những triệu chứng sớm của bệnh để phòng ngừa và chữa trị.
1. Ung thư phổi và ung thư gan
Triệu chứng 1: 5 năm không bị sốt
Những người này nên cẩn thận. Vì không bị sốt, tự mình cảm thấy sức khoẻ rất tốt, nhưng thực ra do vì hệ miễn dịch quá kém, các chức năng của cơ thể xuống dốc, không có dấu hiệu phản ứng và đối kháng lại các nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Triệu chứng 2: Thường hay bị tỉnh giấc về ban đêm
Thời gian tỉnh giấc từ 1 đến 3 giờ là khả năng dễ bị ung thư gan. Thời gian tỉnh giấc từ 3 giờ đến 5 giờ là khả năng các bệnh liên quan đến phổi.Tình trạng này thường diễn ra trước khi bị bệnh ung thư 2 đến 3 năm.
2. Ung thư vú
Triệu chứng: Hai bên ngực to nhỏ rõ ràng
Hai bên ngực kích thước không đều quá rõ ràng, lúc đến kì kinh nguyệt rất dễ bị tức giận hoặc cảm thấy khó chịu. Nếu như không bị bệnh này thì cũng rất dễ bị u nang buồn trứng hoặc u xơ tử cung.
Những bệnh nhân nữ như vậy trong y học cổ truyền dễ bị chẩn đoán là âm hư và nóng trong người, bởi vì lúc đến kì kinh nguyệt thường có các triệu chứng: nóng trong lòng bàn chân và bàn tay, chóng mặt, đau đầu. Trong trường hợp này, nếu như uống thuốc hoặc chè thanh nhiệt thì khả năng bị ung thư càng cao.
3. Ung thư đại tràng
Triệu chứng: Táo bón (chất phân khô) và trong phân có kèm theo máu. Đi phân khô trong một thời gian dài , trong phân có kèm theo máu, số lần đi đại tiện trong ngày tăng dần lên, có người còn xuất hiện gia tăng dịch nhầy.
Những người có tình trạng như vậy nhất thiết phải làm cách cho chất phân lỏng, có thể thông qua ăn uống và uống thuốc đông dược điều trị. Chất phân quá khô, thời gian ở trong đại tràng quá lâu và khả năng ma sát với đại tràng quá lớn rất dễ kích thích các khối u phát triển. Quan trọng hơn nữa, nếu như các chất thải ở trong đại tràng quá lâu thì các chất độc tố sẽ rất dễ bị hấp thu bào trong máu qua niêm mạc của đại tràng.
Khi thấy da căng nhưng không có tính đàn hồi thì phải lưu ý đến khả năng bị bệnh.
4. Các loại khác
- Chỉ cần tầm 2 năm không bị nổi mụn, dù ăn một lượng lớn đồ cay nóng dầu mỡ cũng không bị.
- Thường ngày đến đúng giờ ăn cũng không thấy đói.
- Vốn bị nấm chân (dermatophytosis) đột nhiên không thấy ngứa
- Luôn cảm thấy cơ thể nóng (phát sốt) nhưng khi đo nhiệt độ lại thấy không cao.
- Da trên cơ thể căng nhưng không có tính đàn hồi.
- Đúng giờ vào mỗi buổi chiều tự cảm thấy cơ thể phát sốt nhẹ.
- Lòng trắng mắt hiện rõ các mạch máu đỏ.
- Sắc mặt thay đổi thành màu xanh hoặc đen hơn trước là cần phải cẩn thận.
Biện pháp tốt nhất là đi kiểm tra, nếu như kiểm tra không ra thì phải theo dõi, bởi vì ung thư thời kì ban đầu rất khó phát hiện.
Để không bị mắc bệnh ung thư, chỉ cần chịu khó chú ý và thay đổi cách sống là được. Bởi vì trong cơ thể mỗi người đều có các tế bào có khả năng dẫn đến ung thư, nhưng chỉ cần hệ miễn dịch tốt thì không phải lo lắng, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Các triệu chứng trước khi bệnh đến
Buổi sáng:
- Chóng mặt, hoa mắt: Buổi sáng sau khi tỉnh dậy cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, có thể bị các bệnh liên quan đến cột sống hoặc độ đông máu tăng
- Cảm tim đập nhanh và đói cồn cào khó chịu: buổi sáng tầm 4-5 giờ tỉnh dậy cảm thấy tim đập nhanh hoặc đói cồn cào, mệt mỏi không có sức cho sau khi ăn sáng các triệu chứng mới cảm thấy đỡ. Bạn đang có xu hướng bị bệnh đái đường.
- Miệng hôi: Có khả năng bị các bệnh liên quan đến dạ dày và gan, hoặc là bệnh liên quan đến răng miệng.
- Trong miệng có mùi nước tiểu (ammonia): Cẩn thận các bệnh liên quan đến thận.
- Góc ngoài cùng của niêm mạc mắt xuất hiện một vòng tròn nhỏ mờ nhạt màu khói: Có khả năng tim bị bệnh cao, nếu như là đàn ông ở độ tuổi tầm 30-50, ngay lập tức liên lạc với bác sĩ.
- Mặt ửng đỏ: Có khả năng bị các bệnh liên quan đến tim và cao huyết áp.
- Buồn nôn: Loại trừ khả năng có thai, nếu như mỗi buổi sáng đều cảm thấy buồn nôn thì có thể là bệnh của viêm dạ dày mãn tính.
Ban ngày
- Cảm thấy đau bụng trên sau khi ăn đồ dầu mỡ, và có thể kèm theo cơn đau ở vai bên phải : Đây có khả năng là các bệnh liên quan đến gan mật
- Muốn ăn nhiều hơn nhưng lại gầy đi: khả năng mắc bệnh liên quan đến tăng tuyến giáp (hyperthyroidism).
- Chán ăn, gặp đồ dầu mỡ là thấy buồn nôn, dễ bị mệt: Có thể bị viêm gan
- Sau khi ăn cơn dễ bị ợ chua, đầy bụng hoặc đau bụng…: Là dấu hiệu của tiêu hoá kém, cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả, chú ý thức ăn trong 3 bữa phải thanh đạm dễ tiêu hoá.
- Móng chân móng tay mọc chậm không có sắc bóng,vàng và bị dầy lên: Các bệnh liên quan đến tuyến bạch huyết .
- Các mạch máu(tĩnh mạch) nổi rõ ở mu bàn tay: Theo thời gian, tuổi tác càng cao thì các tĩnh mạc càng rõ, nhưng cũng có thể do bạn bị mắc các bệnh liên quan đến bệnh tim.
- Lòng bàn tay thường ra mồ hôi: Hưng phấn hoặc căng thẳng quá độ thường hay ra mồ hôi, nếu thường hay bị như vậy thì có khả năng mắc bệnh về tuyến giáp.
- Nốt ruồi cũ diện tích to hơn trước hoặc có nốt ruồi mới mọc: Có khă năng bị ung thư da
- Trên da xuất hiện các vết đỏ(không phải bị thương hoặc ma sát): Là dấu hiệu của bệnh gan
- Ban đêm chân hay bị chuột rút mà tỉnh dậy: Có khả năng thiếu Can xi hoặc xơ cứng động mạch.
|
0 Nhận Xét:
Đăng nhận xét