Công nghệ là một loại phép thuật ?

Tiểu thuyết gia khoa học nổi tiếng Arthur C. Clarke có một câu nói cũng nổi tiếng không kém, đó là 'Bất kỳ công nghệ tiên tiến nào cũng đều không thể phân biệt được với ảo thuật'.

Và có vẻ nhận định này khá chính ác trong khoảng tầm 50 năm trở lại đây. Vấn đề của ngày nay là mọi người đã quá quen thuộc với ảo thuật nên càng ngày càng khó cho các nhà ảo thuật gia tìm và nghĩ ra những mẹo lừa mới. Mong đợi của người dùng đối với công nghệ cũng thế, càng ngày càng cao hơn và chúng ta bắt đầu tìm kiếm, đòi hỏi những thứ mà công nghệ nên có.
 
Một khả năng vô cùng quan trọng của công nghệ mà chúng ta vẫn chưa nhận ra là tính tương tác xuyên suốt giữa các thiết bị, các mạng và các dịch vụ với nhau. Chắc chắn là có những tiến bộ vượt bậc về băng thông trong các chuẩn kết nối như USB 3, Thunderbolt 3, cùng với các công nghệ mạng không dây mới như 802.11ac, Bluetooth LE, Zigbee.
 
Chúng ta cũng đã thấy những giao thức đa liên kết như AllJoyn, OIC hay Threads, mặc dù những giao thức mới này còn cần chỉnh sửa lại rất nhiều để có thể đưa vào sản phẩm tiêu dùng được.
 
Công nghệ đã biến những "phép thuật" thời xưa thành công cụ ngày nay.
 
Tuy vậy, thậm chí với những phát triển đề cập bên trên nhưng tiến trình làm cho nhiều thiết bị trong nhà (hoặc văn phòng) có thể làm việc, tương tác xuyên suốt với nhau vẫn còn là điều xa vời, là một phép màu hay một màn ảo thuật khó.
 
Cấu hình thiết bị quá khó, thiết lập rườm rà, cài đặt phần mềm rắc rối, mạng trục trặc và nhiều tác động khác đã biến trải nghiệm thú vị của người dùng thành một thứ gì đó bực mình, khó chịu.
 
Và khi lượng thiết bị điện tử và dịch vụ càng ngày càng nhiều ra thì vấn đề này càng tệ hơn. Ví dụ, thậm chí bạn có thể làm cho một thiết bị này hoạt động tốt với thiết bị kia, nhưng để chúng “nói chuyện” được với cả mớ thiết bị gần như là điều không tưởng. Tương tự vậy, truy cập một dịch vụ mới hoặc ứng dụng mới từ một thiết bị có thể trực quan, dễ dàng, nhưng để một nhóm thiết bị cùng dùng dịch vụ ấy lại là vấn đề không hề nhỏ. 
 
Điều mà người dùng chúng ta thực sự cần là khả năng tự động phát hiện các thiết bị có liên quan trong nhà (hoặc văn phòng) và tự động kết nối chúng lại với nhau để có thể tận dụng tối đa khả năng cộng tác của các thiết bị. Nói cách khác, nếu các thiết bị có thể tự động nhận diện, kết nối và tương tác được với nhau thì đó mới chính là giá trị thực sự mà từng thiết bị của chúng ta mang lại cho chúng ta.
 
Về mặt kỹ thuật, tính năng tự động phát hiện thiết bị tương thích gọi là enumeration (liệt kê). Nhưng hiện nay, có vẻ như tính năng này vẫn còn là gì đó như ảo thuật. Người dùng phổ thông lẫn doanh nghiệp từ lâu đã phải khổ sở với việc tự cấu hình thiết bị, tự bật/tắt chức năng này, chức năng nọ và kết quả là không phải thiết bị nào cũng hoạt động đúng như ý người dùng muốn. Thực tế, nếu thiết bị có thể tự động nhận diện được lẫn nhau thì chắc chắn một điều là chúng sẽ là thiết bị có ích nhất.
 
Hiện nay, có vẻ chúng ta cũng đã gặp được khả năng tự nhận diện thiết bị này ở đâu đó, nhưng tính chính xác trong quá trình nhận diện vẫn là thách thức của các nhà sản xuất thiết bị. Có nhiều công ty lớn như Intel, Microsoft… đang làm việc cật lực để có được khả năng này cho thiết bị. Nâng tầm kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, điều này sẽ mang lại một màn ảo thuật thực sự.
 
Khi chúng ta đang dần tiến đến thời kỳ nhà kết nối, xe kết nối và IoT thì khả năng này không chỉ kết nối mà còn tận dụng tối đa được khả năng của từng thành phần thiết bị, dịch vụ, kể cả đối với thị trường tiêu dùng phổ thông lẫn trong doanh nghiệp, từ đó chúng sẽ tạo ra một hiệu ứng mạng mà chúng ta khó có thể tưởng tượng được vào thời điểm hiện tại.
 
Đó mới là “phép màu” của công nghệ, và đó cũng là lợi ích thực sự của thiết bị, như một chiếc đũa sẽ không làm được gì, nhưng hai chiếc đũa sẽ giúp bạn gắp được mọi loại thức ăn.
Thiết bị và dịch vụ cũng vậy, có thể khi kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta hy vọng đời sống công nghệ sẽ có bộ mặt khác.
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét