Người Nga muốn xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng

Tham vọng mới nhất của một trong những quốc gia hàng đầu về khoa học vũ trụ là xây dựng căn cứ công nghệ cao trên Mặt Trăng và biến nơi đây thành một điểm sinh sống cho con người.

Đã hơn 45 năm kể từ lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng vào ngày 20/7/1970, thế giới chỉ biết đến Mỹ là quốc gia đầu tiên có người đặt chân lên Mặt Trăng. Tuy nhiên kể từ khi nước này chuyển hướng sang khám phá Sao Hoả, cường quốc bạch dương lại có kế hoạch chọn Mặt Trăng là căn cứ xây dựng cuộc sống tương lai cho nhân loại.
Vào 1969, Nga (lúc đó là Liên Xô) từng phóng xe robot tự hành có tên Lunokhod 1 thuộc chương trình không gian Lunokhod lên Mặt Trăng nhằm thám hiểm bề mặt. Đáng tiếc là lần thử đầu tiên đã thất bại do vệ tinh không đi vào đúng quỹ đạo như đã định. Lần thử thứ hai sau đó vào tháng 1/1973 cũng tiếp tục thất bại. Kể từ đó, Nga không tiến hành bất kỳ một hoạt động thăm dò Mặt Trăng nào khác do chi phí và các rủi ro quá lớn.
Dù thất bại nhưng theo công bố mới nhất của Roscosmos (cơ quan vũ trụ Nga), họ đang muốn thiết lập một cơ sở công nghệ cao với các phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ, một bệ phóng và hạ cánh tàu vũ trụ, thậm chí là một đài quan sát thiên văn ở trên chị Hằng.
Với kế hoạch mới nhất này, Roscosmos hy vọng có thể khởi động lại chương trình trên bằng việc phóng robot thăm dò có tên Luna 25. Cơ quan của Nga dự kiến Luna 25 sẽ có mặt trên cực nam của Mặt Trăng vào 2024.
Mô hình tàu thăm dò Luna 25
Tàu vũ trụ mới sẽ bao gồm 8 camera định hướng, giúp chụp ảnh và quan sát các mũi khoan của tàu. Luna 25 chạy bằng nguồn nhiên liệu phóng xạ plutonium-238. Trong quá trình phân rã, plutonium-238 sẽ tạo ra nhiệt năng và pin của tàu sẽ có nhiệm vụ biến đổi thành điện năng.
Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), plutonium-238 không phải là một chất phóng xạ nguy hiểm có thể gây hại đến sức khoẻ của con người (plutonium-238 phân rã thành uranium-234 cùng bức xạ alpha không có tính đâm xuyên). Tuy vậy, thế giới đang dần cạn kiệt nguồn nhiên liệu này và các cơ quan vũ trụ các nước đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Không rõ người Nga có dự trữ sẵn plutonium-238 hoặc họ đã có bí mật công nghệ nào khác.
Chất phóng xạ plutonium-238 tự phát sáng do phân rã alpha
Mặc dù vậy, Nga sẽ không phải là "kẻ độc hành" trên Mặt Trăng bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết, họ cũng quyết định quay trở lại với chương trình khám phá Mặt Trăng.
Nhưng như đã nói, Mỹ đang dần chuyển sự chú ý tới Sao Hoả. Một số chuyên gia vũ trụ và các kỹ sư nước này đã chỉ trích việc Mỹ không tiến hành xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trước khi tiếp cận Sao Hoả. Theo họ, hướng đi Mặt Trăng trước - Sao Hoả sau sẽ tốn ít chi phí (tổng) và nguy hiểm hơn cho NASA.
Thậm chí, cựu phi hành gia Buzz Aldrin từng lên tiếng nhiều lần về sứ mệnh Sao Hoả của NASA. Ông còn đưa ra lời đề nghị về việc NASA nên tính đến chuyện xây dựng cả hai căn cứ ở trên Mặt Trăng và Sao Hoả thay vì chỉ tập trung cho một đích đến như hiện nay.
Tham vọng của Nga từng được đề cập trong một bài phát biểu của Igor Komaro, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) hồi tháng Sáu. Ông cho rằng, sứ mệnh khám phá Mặt Trăng trong giai đoạn 2029 - 2030 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga.
Một concept về căn cứ trên Mặt Trăng
Dù thế nào đi chăng nữa nhưng kế hoạch của Nga cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với toàn thể nhân loại. Bởi lẽ, trên thực tế, không có nhiều quốc gia có khả năng đặt chân lên Mặt Trăng và Apollo Program cũng là một chương trình hết sức tốn kém. Bên cạnh đó, người Mỹ dù đã có mặt ở đây từ hơn 4 thập kỷ qua nhưng họ chưa thực sự khai thác được chốn này mà chỉ mới tiến hành các thăm dò khoa học.
VnReview
Theo Tech Insider
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét