Bộ Năng Lượng Mỹ phát triển camera 3.2 Gigapixel

Bộ Năng Lượng Mỹ đang tiến hành chế tạo một mẫu camera kỹ thuật số có độ phân giải đặc biệt lớn lên tới 3.2 Gigapixel lắp đặt trên kính viễn vọng khổng lồ Large Synoptic Survey Telescope (LSST) tại Chile.

Mô hình camera độ phân giải 3.2 gigapixel trên kính thiên văn LSST.
Hình ảnh và video sau khi được chụp từ camera sẽ được sử dụng để mô tả lại các vì sao và các thiên hà trên các tấm catalog với mức độ chi tiết chưa từng có.
Camera trên LSST sẽ là một trong những thiết bị chụp ảnh lớn nhất từng được chế tạo. Khi được lắp ráp, tổng thể thiết bị sẽ có kích thước bằng với một chiếc xe tăng nhỏ và nặng hơn 3 tấn. Với độ phân giải lên tới 3.2 gigapixel, hình ảnh sau khi chụp được từ camera sẽ phải cần tới 1.500 TV độ phân giải cao mới có thể hiển thị được trọn vẹn một bức ảnh.
Khác với nhiều những bức hình độ phân giải gigapixel trước đây thường phải kết hợp lại với nhau để trở thành một bức hoàn chỉnh, ảnh được chụp từ camera của LSST là một bức hình duy nhất. Camera được trang bị một cơ chế lọc thay đổi và màn trập cho phép quan sát các bước sóng ánh sáng từ tia cực tím tới tia hồng ngoại.
Cấu trúc bên trong camera.
Nhờ sử dụng camera khổng lồ này, các nhà thiên văn có thể phát hiện được hàng tỷ các vật thể trong khoảng thời gian 10 năm, đồng thời thu về được khoảng 6 triệu gigabyte ảnh dữ liệu mỗi năm.
Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để nghiên cứu sự hình thành của các thiên hà, theo dõi các tiểu hành tinh và bổ sung thêm kiến thức cho nhân loại về năng lượng tối và nhiều điều bí ẩn trong vũ trụ bao la.
Hiện tại, giai đoạn xây dựng camera vừa nhận được sự chấp thuận của Bộ Năng Lượng Mỹ. Quá trình chế tạo sẽ sớm được khởi động trong thời gian tới với sự hợp tác của nhiều trường đại học và các phòng thí nghiệm trên thế giới như Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, Lawrence Livermore,...
Phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia (SLAC) sẽ là cơ quan giám sát việc chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm camera trong khoảng thời gian 5 năm tới.
VnReview
Theo DigitalTrend
Chia sẻ lên Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Nhận Xét:

Đăng nhận xét